Notice: Undefined variable: sign in /home/tmmzvatqhosting/public_html/vattunongsan.com/class/categories.class.php on line 228

Phương Pháp trồng rau thủy canh tại nhà

Trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau không cần đất rất phụ hợp với những gia đình thành phố, có thể tự trồng rau sạch phục vụ bữa ăn gia đình

Phương Pháp trồng rau thủy canh tại nhà 

An toàn vệ sinh thực phẩm đang là vấn đề được rất nhiều nội trợ quan tâm không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn mà còn ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe các thành viên trong gia đình mình.

Rau là một thực phẩm khá phổ biến và hầu như xuất hiện trong các bữa ăn, khi mà vấn đề rau bị phun thuốc trừ sâu, kích thích tăng trưởng đang dần trở nên phổ biến khiến các gia đình không còn yên tâm mua rau ngoài chợ về ăn.

Trồng rau thủy canh

Trồng rau thủy canh

Để khắc phục tình trạng không có rau sạch cho bựa cơm gai đình nhiều người lựa chọn cách trồng rau tại nhà tuy nhiên hầu hết những gia đình ở thành phố đều không có đất trồng rau. Người ta thường trồng rau băng thùng xốp trên sân thương nhưng vấn đề vận chuyển đất và thay đất rất khó khăn, trồng rau thủy canh là một phương pháp rất thuận lợi và mang lại hiệu quả cao.

Phương pháp trồng rau thủy canh vừa tiết kiệm đất lại hiệu quả rất phù hợp với những nhà ở thành phố lại cách ly được sâu bệnh hại và độc tố có trong nước, đất.

Bài viết dưới đât Vât Tư Nông Sản  xin giới thiệu về phương pháp trồng rau thủy canh tại nhà bằng dung dịch thủy canh tại nhà 

1. Phương pháp trồng rau thủy canh

Phương pháp trồng rau thủy canh mới được phát triển vài năm gần đây dù rất mới mẻ nhưng đang ngày càng phát triển và áp dụng rộng rãi tại các thành phố lớn nơi mà quỹ đất dành cho nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Trồng rau thủy canh giúp tiết kiệm được rất nhiều không gian với việc bố trí các kệ, giá, khay... trồng rau theo từng dàng từ thấp tới cao. Có hai loại thủy canh chính

Trồng rau thủy canh

Trồng rau thủy canh tại nhà

+ Thủy canh hồi lưu: Phương pháp trồng rau thủy canh hay còn gọi là thủy canh động được thiết kế với hệ thống thùng chứ và các dàn ống thủy canh được gắn với thùng. Dung dịch thủy canh sẽ được bơm từ thùng chứa đi qua các ông dẫn dung dịch khi đã đầy ống dẫn phần dung dịch thủy canh còn lại sẽ quay trở về thùng chứ. Quá trình bơm dung dịch thủy canh được diễn ra liên tục nên người ta gọi là thủy canh hồi lưu hay thủy canh động

- Ưu điểm của phương pháp thủy canh động là tất cả quá trình đều diễn ra một cách tự động giúp tiết kiệm thời gian, với thời gian đầu khi đầu tư hệ thống sẽ tốn chi phí cao nhưng về lâu dài sẽ tiết kiệm được chi phí mua thuốc, phân bón, đất, công chăm sóc... mà lại hiệu qủa cao

+ Thủy canh tĩnh: Khác với thủy canh động thì phương pháp thủy canh tĩnh thường dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng với nước và cho vào chậu thùng xốp để trồng rau. Trong quá trình phát triển của cây bộ rẽ sẽ hút dinh dưỡng từ dung dịch và ta không cần phải tưới nước bay bón phân...

2. Quy trình trồng rau thủy canh

- Lắp đặt hệ thống thủy canh

Dù là áp dung phương pháp tĩnh hay động thì bạn cũng cần lắp đặt hệ thống một cách khoa học để tiết kiệm được không gian cũng như chi phí. Dưới đây là một số mô hình hệ thống thủy canh

+ Kệ thủy canh hình chữ A:

Dây là mô hình kệ được sử dụng rất nhiều vì khả năng linh động cao, có thể dễ dàng di chuyển và thay thế. Người ta thường dùng kệ với 8 ống, kệ 8 ống là vừa đủ chiều cao để dàng chăm sóc và thu hoạch cũng như giảm được sức nặng cho giàn đỡ. Bạn cần dùng khung sắt với kích thước 1.55 X 1.45M 8 ống thủy canh, máy bơm và thùng chứ dung dịnh 30 - 40 lit( áp dung cho thủy cạnh hồi lưu). Số ông trên giàn co thể thay đổi tùy vào nhu cầu cũng như thiết kế. 

Kệ hình chữ A

Kệ hình chữ A

Đối với phương pháp thủy canh tĩnh bạn sử dụng các loại ống lớn hơn để chứa được nhiều dung dịch nhằm cung cấp đủ dinh dưỡng cho rau trong quá trình sinh trưởng

+ Kệ giàn treo

cũng giống như kệ chữ A thay vì bạn tạo khung sắt thì bạn có thể làm một khung treo để treo các ông chứ dung dịch, với kệ treo thì diện tích được tiết kiệm đáng kể so với kệ chữ A.

Kệ giàn treo

Kệ giàn treo

Các ống sẽ được buộc lại với nhau và treo lên sao cho lỗ và vị trí đặt cây hướng lên phí trên và đều nhau. Kệ treo nên có chiều cao khoeng 2M và các khoan các lổ đủ đặt rọ nhựa (rọ nhựa là chổ để cây rau).

+ Hệ thống giàn thủy canh ngang

Kệ ngang áp dụng tốt cho cả hai phương pháp thủy canh.

Đối với phương pháp thủy canh động thì bạn hàn các khung sắt hình chữ nhật và đặt ống lên phía trên có thể đặt nhiều từng khác nhau

Với thủy canh tĩnh thì các khung sắt phải  hàng theo từng ô đủ đặt các thùng xốp và chậu... 

Kệ Ngang

Kệ trồng thủy canh ngang

Sau khi đã có đầy đủ các thành phần trên bạn tiến hàng trồng rau vào trongc các rọ nhựa cho rễ cây chạm đến dung dịch dinh dưỡng, bạn nên tính toán số lượng cây trong một rõ sau cho khi lớn lên cây rau không quá ít hay quá nhiều

3. Điều kiện trồng rau thủy canh

Có thể tận dụng sân nhà hay sân thượng để làm một vườn rau thủy canh, rau là cây cần rất nhiều ánh sáng để quang hợp nên khu vực trồng rau phải có nhiều ánh sáng ( ít nhất 5-6h mỗi ngày để cây có thê thực hiện quá trình quang hợp).

Nên làm mái che cho hệ thống vì dung dịch thủy canh khi pha với nước đã được tính toán đáp úng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây nếu không làm mái che khi trời mưa nước mưa sẽ pha loãng dung dịch dịnh dưỡng. Có thể dùng bạt ni lông trắng làm mái che vừa che mưa lại không cản ánh sáng.

Nếu vào những ngày nắng gay gắt nên phun nước vào lá rau (ngày 2-3 lần đối với rau ăn lá)

Khi bộ rê cây đã phiển dài bạn nên rút bớt dung dịch vì nếu rễ ngập quá sâu vào dung dịch có thể dẫn tới hiện tượng thúi rễ, cây nghẹt thở.

4. Các bước trồng rau thủy canh

Khi đã chuẩn bị đủ các dụng cụ cần thiết bạn tiến hành các bước trồng sau

+ Pha dung dịch dinh dưỡng

Có rất nhiều công thức pha dung dịch thủy canh, bạn nên tìm hiểu trước để pha cho hợp lý vì mỗi loại rau cần một lượng dinh dưỡng khác nhau. thông thường một túi dinh dưỡng pha đủ cho 12 thùng xốp, pha loãng bột với 6 lít nước sau đó cho mỗi thùng 0.5l dung dịch mẹ và bắt đầu lên nước mỗi thùng đủ 12 lít / thùng (áp dụng cho thủy canh tĩnh). Với thủy canh động thì bạn dựa vào số lượng nước pha cho mỗi gói ấp dụng vào vì mỗi hệ thống cần một lượng nước khác nhau.

+ Ươm cây con

Ươm cây con trồng thủy canh

Ươm cây con trồng thủy canh

Để đảm bảm hiệu quả cap bạn cần ngâm hạt giống, ngâm hạt trong nước 1-2 giờ, cho hạt vào rọ và tưới nước ẩm đến khi hạt nảy mầm và có 1-2 lá thì đưa lên hệ thống thủy canh

+ Chăm sóc

Khi quá trình trồng đã hoàn tất bạn cần thường xuyên kiểm tra xem dung dịch thủy canh có bị rò rỉ hay không, và mực nước trong mỗi thùng. Đối với hệ thống thủy canh động thì kiểm tra mực nước trong bể chứa. Nếu mức nước thấp rễ cây không với tới cần tiến hành bơm thêm dung dịch.

Chăm sóc cây thủy canh

Chăm sóc cây thủy canh

Như có đề cập ở trên bạn bạt khi trời mưa còn khi trời nắng bạn nên cho lưới đen vào những ngày ánh nắng gay gắt

Hy vọng qua bài chia sẻ bạn đã biết được cách làm hệ thống trồng rau thủy canh. 

Chúc Thành công!

Nguyễn Quang Trãi

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll